Mở sẵn đèn ngủ suốt đêm sẽ giúp mẹ luôn dễ dàng ‘phản ứng nhanh’ mỗi khi bé yêu cựa mình cần mẹ giúp. Thế nhưng, ánh đèn ngủ quá mạnh sẽ khiến não bé không phân biệt được ngày-đêm, điều này có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tăng trưởng (Growth Hormone) giúp phát triển chiều cao. Mẹ đã thật sự ‘để ý’ đến ánh sáng phòng ngủ của bé chưa?
Nếu để đèn ngủ quá sáng, mẹ đã vô tình khiến bé không thể ngủ sâu và gây rối loạn nhịp sinh học. Theo Tiến sỹ Joyce Walsleben, phó giáo sư Đại Học Y Khoa New York, ánh sáng vẫn không ngừng chiếu vào mắt bé ngay cả khi ngủ say, khiến cho nhãn cầu và cơ mắt không được nghỉ ngơi. Vì thế, giấc ngủ của bé trở nên chập chờn vì não hiểu nhầm ‘trời vẫn chưa tối’ và ‘ra lệnh’ cho cơ thể hoạt động bình thường, dẫn đến việc bé sẽ trở nên cáu gắt và mệt mỏi khi thức dậy.
Theo nhịp sinh học thông thường, tuyến tùng sẽ tiết hormome Melatonin trong khoảng 21 – 22 giờ mỗi ngày, để ra lệnh cho cơ thể nghỉ ngơi. Lượng Melatonin được tiết ra vào ban đêm cao gấp 5 – 10 lần so với ban ngày, duy trì ở mức cao vào khoảng 24 giờ và giảm dần cho đến khi mặt trời mọc. Ngay khi được tiết ra, hormone Melatonin sẽ ra hiệu lệnh để các tuyến nội tiết khác ‘vào cuộc’, thúc đẩy sản xuất hormone tăng trưởng, hormone tăng chiều cao, hormone sinh dục và kháng thể. Nhiều thí nghiệm đã cho thấy nếu bé ngủ đủ và sâu trong điều kiện không ánh sáng hoặc ánh sáng mờ, bé sẽ có đà tăng chiều cao ổn định và sức đề kháng gấp đôi những bé khác. Thế nên, thể trạng của bé yêu sẽ được phát triển tối ưu khi mẹ chú ý nhiều hơn đến ánh sáng cho bé khi ngủ.
Ngủ trong bóng tối hoặc ánh sáng mờ sẽ khiến bé phát triển tốt hơn, nhưng việc bé sợ bóng tối lại khiến mẹ khó xử. Thay vì thúc ép bé đi ngủ, mẹ cần chuẩn bị tâm lý thoải mái cho bé trước khi ngủ bằng cách đọc sách, kể chuyện, hát ru. Không nên tắt đèn ngay, khiến bé cảm giác bất an vì sa vào bóng đêm đột ngột, mà hãy chuyển đèn ngủ từ ánh sáng trắng sang vàng, rồi yếu dần trước khi tắt hẳn.
Nếu cảm thấy cần thiết có chút ánh sáng để chăm bé lúc nửa đêm, mẹ nên chọn đèn nhỏ, ánh sáng ấm và tránh chiếu thẳng vào mắt bé. Điều cần lưu ý là đèn chỉ nên sáng ở khu vực mẹ cần nhìn thấy và tắt ngay sau khi chăm sóc bé. Khi cần, hãy ôm ấp bé và dỗ dành trong ánh sáng mờ, thay vì bật đèn sáng ngay để trấn an con. Giúp bé làm quen với việc ngủ trong bóng tối sẽ khiến mẹ yên tâm hơn với đà phát triển thể trạng của con.
Để tạo điều kiện tốt nhất cho bé phát triển chiều cao, mẹ không chỉ chú ý đến ánh sáng đèn ngủ, mà cần chủ động giúp bé tăng Melatonin. Bổ sung trái cây nhiệt đới giàu Melatonin như dứa, cam và chuối sẽ giúp bé có giấc ngủ sâu hơn. Ngoài ra, bột yến mạch, khoai, ngô lúa mạch cũng là nguồn dinh dưỡng thúc đẩy sản sinh Melatonin mạnh mẽ. Hormone này càng dồi dào sẽ giúp bé ngủ sâu, tạo điều kiện tối ưu để đẩy mạnh hormone tăng trưởng, hormone chiều cao.
Đồng thời, đà tăng chiều cao của bé sẽ đạt được mức ấn tượng khi mẹ bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho nhu cầu phát triển không ngừng của bé. Abbott Grow Gold giàu dưỡng chất thiết yếu với hàm lượng canxi và vitamin D cao với tỷ lệ phù hợp theo tiêu chuẩn FDA Hoa Kỳ, để đáp ứng sự phát triển nhanh của bé. Ngoài ra, một ly sữa ấm trước khi đi ngủ cũng có thể giúp bé ngủ sâu hơn.
Giờ đây, hiểu được cơ chế tăng chiều cao của bé trong cả khi ngủ, mẹ hãy ‘để ý’ nhiều hơn đến ánh sáng phòng ngủ hợp lý và chế độ dinh dưỡng phù hợp nhé!